Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 mang lại nhiều giá trị cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Để bước đầu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp cần hiểu Tiêu chuẩn này là gì và các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn, từ đó xây dựng hệ thống mới cũng như chuyển đổi hệ thống quản lý trước đây để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 trong bài viết dưới đây.
ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển, được chấp nhận và có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu. Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được công nhận là đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Khái quát về tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
Doanh nghiệp nào áp dụng ISO 22000?
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:
- Nhà sản xuất thức ăn về chăn nuôi, các nhà sản xuất thức ăn cho gia súc, nhà sản xuất các nguyên liệu thực phẩm.
- Doanh nghiệp chế biến về thực phẩm: rau, củ, quả, đồ uống, gia vị…
- Những nhà sản xuất thực phẩm.
- Người bán lẻ.
- Nhà cung cấp các dịch vụ ăn uống và thực phẩm chức năng.
- Doanh nghiệp bảo quản thực phẩm.
- Doanh nghiệp cung cấp những thiết bị cho ngành thực phẩm.
- Các doanh nghiệp cung cấp bao bì cho ngành công nghiệp thực phẩm. Và các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm khác.
- Hệ thống siêu thị, bán buôn và bán lẻ.
Lịch sử tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000
Phiên bản cập nhật gần đây của năm 2018 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 22000, tiền thân là phiên bản ISO 22000:2005 với lịch sử phát triển lâu đời.
Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm sau này (FSSC), ISO 22000 được thành lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.
Năm 2005, phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn được giới thiệu và phiên bản gần đây nhất là phiên bản thứ hai. Các đơn vị đạt chứng chỉ ISO 22000:2005 sẽ có 03 năm để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sang phiên bản mới và đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018. Tất cả các chứng chỉ ISO 22000:2005 đều có giá trị đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo Cấu trúc mức độ cao (HLS) để dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001,…) đang được áp dụng rộng rãi và đảm bảo tính đồng bộ quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Một số lợi ích cụ thể của việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc tế – ISO 22000
Kiểm soát mối nguy trong các khâu
Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho đến khi thực phẩm được người tiêu dùng sử dụng.
Đọc thêm: Tìm hiểu về cách đăng kí chứng nhận Kosher
Chứng minh hệ thống quản lý được cải tiến
Việc xây dựng và được chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng cho thấy một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, vận hành và liên tục cải tiến một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên.
Được công nhận có hệ thống quản lý an toàn đạt tiêu chuẩn
Đối với các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được công nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh cao. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới. (Chứng chỉ ISO 22000 là một phần của hồ sơ đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm.)
Hạn chế những nguy cơ sai xót
Giảm thiểu nguy cơ sai xót và rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm: Khi áp dụng ISO 22000, Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…). Để hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng hệ thống kiểm soát, bao gồm: quy trình, thủ tục, tài liệu hỗ trợ,… Từ đó giảm thiểu chi phí lãng phí do sản phẩm hư hỏng, lỗi.
Đáp ứng được các nhu cầu cao của khách hàng
Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được công nhận là đơn vị có hệ thống quản lý an toàn tốt. Sản xuất thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm
Được xét miễn giảm một số thủ tục pháp lý khi có chứng chỉ ISO 22000 (ví dụ: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).
Ngay cả khi không có quy định bắt buộc, xu hướng lựa chọn ISO 22000 cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm vẫn đang trở nên rất phổ biến. Vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, bên cạnh các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng. Nên việc lựa chọn chứng nhận ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn diện các khía cạnh và quy trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu có nhu cầu chứng nhận Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 thì hãy liên hệ ngay với Giải Pháp Trí Việt để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt
Hotline: 0905 626 090
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com