Với lợi thế về vị trí địa lý và những đặc điểm chung về văn hóa, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Muốn biết quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cụ thể như thế nào, hãy tham khảo bài viết tư vấn thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc được chia sẻ sau đây của Giải Pháp Trí Việt.
Tình hình xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay
Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người và không ngừng tăng lên. Vì vậy, nông sản trong nước khó đáp ứng được nhu cầu và nhập khẩu từ nước ngoài là phương pháp hữu hiệu. Điều này là hoàn toàn cần thiết và Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi chính là cái tên tuyệt vời nhất. Theo thống kê, xuất khẩu nông sản hiện chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của nước ta với các mặt hàng chủ lực như cà phê, rau quả, sắn, gạo…
Hơn nữa, nông sản Việt Nam cũng đang được áp dụng các phương pháp, công nghệ chăm sóc tiên tiến trên thế giới để chăm sóc nông sản, thủy sản, qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Việc Trung Quốc áp dụng các quy định về nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. Điều này khiến người nông dân chú trọng đến các hình thức đầu tư để tránh rủi ro và đảm bảo lợi nhuận khi đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xem thêm: Tư vấn mã xuất khẩu Trung Quốc
Điều kiện được tham gia hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại về hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán hàng hóa và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đối với thương nhân nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác, thương nhân (bao gồm cả tổ chức, đơn vị sản xuất cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phân biệt ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thông báo rằng: “Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký mã xuất nhập khẩu kinh doanh“.
Căn cứ Nghị định số 43/2010 /NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT, cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu có mã số thuế đồng thời thời gian, Trạng thái hoạt động của Mã số thuế vẫn bình thường.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên chọn hình thức nào?
Xuất khẩu chính ngạch nông sản: là hình thức vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn qua biên giới qua các cửa khẩu. Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch phải qua các khâu kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của pháp luật của các cơ quan chức năng như cục hải quan, cũng như hoàn thành mọi thủ tục.
Xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch: Thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Đây cũng là lý do các nhà kinh doanh lựa chọn hình thức này để mua bán, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, họ vẫn phải nộp thuế và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đơn vị tư vấn thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hàng đầu
Nếu bạn gặp phải vấn đề thủ tục xuất khẩu hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, hãy liên hệ ngay với đơn vị Giải Pháp Trí Việt để được hỗ trợ kịp thời nhé. Là công ty chuyên tư vấn làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hàng đầu, Giải Pháp Trí Việt chắn chắc sẽ làm bạn hài lòng về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT
Hotline: 0905 626 090, 0934 000 545
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com