Mã hàng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc là gì? Thủ tục đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc theo pháp lệnh 248? Đây là những thắc mắc của các doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc kể từ khi Lệnh số 248 của Tổng cục Hải quan được ban hành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn khi đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc.
Mã số xuất khẩu thực phẩm hàng hoá là gì?
Lệnh 248 “Quy chế đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” đã được ban hành và có hiệu lực 01/01/2022. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký mã số xuất khẩu (mã HS/CIQ) với Hải quan Trung Quốc (GACC).
Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp Việt Nam xác định Trung Quốc là thị trường trọng điểm xuất khẩu thực phẩm, thì phải đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm với Hải quan Trung Quốc mới được phép xuất khẩu hàng hóa.
Mã HS/CIQ (HS là mã hải quan, QIC là mã liên quan đến sản phẩm kiểm dịch, quy trình, thành phần của đơn vị sản xuất). Mã HS/CIQ của Trung Quốc có 13 ký tự số, trong đó có 3 số là mã CIQ, mã này được gán cho 1 hoặc nhiều nhóm hàng, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ vào mã do Hải quan Trung Quốc cấp để khai vào tờ khai hải quan khi khai báo nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Trung Quốc và in nhãn mác của sản phẩm.
Xem thêm: CVNM2107: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền thực phẩm
Mặt hàng nào đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm theo pháp lệnh 248?
Nhóm hàng hoá thực phẩm từ động vật: thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột (dùng để làm vỏ xúc xích), các sản phẩm từ sữa, yến sào và các sản phẩm từ yến sào, các sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng.
Nhóm sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật: dầu mỡ ăn được, mì nhồi, ngũ cốc ăn liền, các sản phẩm từ bột mì và mạch nha, rau tươi, gia vị, các loại hạt, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang. Ngoài ra, mã số xuất khẩu thực phẩm cũng được áp dụng cho nhóm thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; Thực phẩm chức năng.
Những đối tượng đăng ký mã số xuất khẩu theo lệnh 248
Cụ thể, các đơn vị sản xuất sau cần đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc theo pháp hàng 248 như sau:
- Các đơn vị doanh nghiệp xuất thực phẩm xác định Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hoá.
- Các đơn vị doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản (kho lạnh, bảo quản thường) thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
- Các đơn vị sản xuất thuộc danh mục 18 mặt hàng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm không thông qua các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc
Bước 1: Đơn vị sản xuất xác định cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Bước 2: Đăng ký thông tin doanh nghiệp sản xuất với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ đến kiểm tra đơn vị sản xuất, xem xét, đối chiếu các thông tin về đơn vị và thời hạn đăng ký.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền gửi danh sách các mặt hàng của doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan cho Hải quan Trung Quốc qua đường ngoại giao.
Bước 5: Hải quan Trung Quốc tiến hành kiểm tra đối chiếu, tiếp nhận đơn đăng ký, sau đó cung cấp mã số xuất khẩu cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị Việt Nam.
Bước 6: Đơn vị doanh nghiệp sản xuất dựa vào mã số xuất khẩu theo pháp lệnh 248 do Hải quan Trung Quốc cấp để in bao bì, nhãn mác của sản phẩm.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm được thông tin về Mã số xuất khẩu Thực phẩm sang Trung Quốc theo pháp lệnh 248. Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ theo quy định để xuất khẩu lương thực sang thị trường Trung Quốc thành công. Nếu bạn cần tư vấn và giúp đỡ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT nhé!
Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt
Hotline: 0905 626 090, 0934 000 545
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com