Hệ thống quản lý theo chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mang đến cho doanh nghiệp các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ và đảm bảo các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và bảo quản một cách an toàn nhất. Điều này giúp giữ cho các sản phẩm thực phẩm tránh khỏi những nguy cơ không an toàn tiềm ẩn. Vậy thực chất tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì? Hãy cùng Giải Pháp Trí Việt tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Hệ thống quản lý theo chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
Hệ thống quản lý theo chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được định nghĩa là hệ thống quản lý bao gồm các quy trình, thủ tục và các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Mục đích của việc áp dụng ISO 22000:2018 là giúp doanh nghiệp đạt được các chính sách và mục tiêu đã đề ra về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nói cách khác, việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP được coi là chiến lược định hướng và giúp điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp đi đúng hướng. Đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng từ trang trại đến chế biến và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Những đối tượng nào nên đăng ký chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000:2018?
Như đã đề cập trước đó, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp. Bao gồm các đối tượng như sau:
- Trang trại, nông trại trồng trọt hoặc trang trại bò sữa.
- Các doanh nghiệp sản xuất chuyên chế biến thực phẩm như thịt, cá và thức ăn chăn nuôi.
- Các doanh nghiệp sản xuất ngũ cốc, bánh mì, đồ uống, thực phẩm đóng hộp hoặc sản phẩm đông lạnh.
- Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm chẳng hạn như: nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh, khách sạn, bệnh viện và cửa hàng thực phẩm di động.
- Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trữ thực phẩm.
- Cơ sở doanh nghiệp cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên liệu.
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ làm sạch, vệ sinh và đóng gói thực phẩm.
Mục tiêu của hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Mục đích lớn nhất của ISO 22000 là đảm bảo rằng các doanh nghiệp thực phẩm có khả năng kiểm soát tất cả các mối nguy. Các mối nguy này có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn nào từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, nuôi trồng, đánh bắt đến thu hoạch, chế biến và đưa đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo thực phẩm khi tiêu dùng hoàn toàn an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Không chỉ hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO 22000, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm hiện nay đều có mục đích quan trọng là đảm bảo sản phẩm thực phẩm được sản xuất và bảo quản an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Xem thêm: Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018/HACCP đầy đủ
Các lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000:2018
Khi doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm áp dụng hệ thống ISO 22000:2018 về ATTP sẽ được khách hàng, đối tác công nhận năng lực quản lý ATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là cách để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và dễ dàng được chấp nhận hơn khi muốn tiến hành thương mại quốc tế, nhất là khi muốn tiếp cận những thị trường khó tính. Không dừng lại ở đó, một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 mang lại vô số lợi ích như:
- Chuẩn hóa tối ưu mọi hoạt động từ quản lý đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm như GMP, EUROGAP, HACCP, BRC, SQF, IFS…
- Hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay khiếu nại, phản hồi tiêu cực từ khách hàng
- Tăng uy tín, niềm tin cũng như sự hài lòng cho đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hoạt động tổng thể trong doanh nghiệp.
- Thuận tiện hơn trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 14001, ISO/IEC 17025 hay ISO 9001
- Giảm thiểu chi phí do phải thu hồi hoặc hủy bỏ sản phẩm lỗi, hư hỏng, hết hạn và kém chất lượng.
- Nâng cao hình ảnh và uy tín của thương hiệu, từ đó gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018/HACCP
- Có chính sách kế hoạch an toàn thực phẩm tổng thể cho tổ chức của bạn, do ban quản lý cấp cao xây dựng.
- Đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy công ty của bạn làm việc để tuân thủ chính sách này.
- Lập nhóm với các cá nhân đủ tiêu chuẩn để thành lập Nhóm An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
- Xác định các quy trình truyền thông để đảm bảo truyền thông hiệu quả với các bên liên quan chính bên ngoài công ty (cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp,…) và truyền thông nội bộ hiệu quả.
Nếu như bạn muốn tư vấn các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hãy liên hệ với Giải Pháp Trí Việt để chúng tôi giúp đỡ bạn trong mọi trường hợp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT
Hotline: 0905 626 090, 0934 000 545
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com