Mã vùng trồng (PUC) là mã số định danh cho khu vực trồng trọt để giám sát và kiểm soát sản xuất, kiểm soát dịch hại và truy xuất nguồn gốc nông nghiệp. Mã vùng trồng được gán cho vùng sản xuất nông nghiệp có sự kết hợp giữa các chữ và số như sau: Mã quốc gia; mã tỉnh, thành phố; mã xã, phường và số thứ tự theo danh mục mã do Cục quản lý Bảo vệ thực vật phê duyệt và ban hành.
Mã vùng trồng mang lại những lợi ích gì?
Mã vùng trồng là điều kiện bắt buộc đối với hàng hoá nông sản xuất khẩu, việc cấp mã vùng trồng nhằm mục đích:
- Dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng biết sản phẩm mình đang sử dụng được sản xuất ở đâu, do ai sản xuất,… Đảm bảo nông sản đưa ra lưu thông trên thị trường là đúng chủng loại và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh để lẫn sản phẩm từ nơi khác vào vùng trồng trọt đã được cấp mã.
- Kiểm soát quá trình sản xuất bằng cách ghi sổ tay hướng dẫn sử dụng, theo dõi diện tích trồng (loại cây gì, diện tích bao nhiêu, sản lượng, độ tuổi, giai đoạn sinh trưởng, mùa thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên diện tích trồng, …), kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất khu vực trồng.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tạo ra đúng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của nhà phân phối. Tiêu chuẩn chất lượng phải được kiểm tra và xác nhận ở khâu trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu sản phẩm bị lỗi, nhà phân phối và nhà sản xuất, trên cơ sở truy xuất nguồn gốc, sẽ biết lỗi xảy ra ở đâu để có thể chịu trách nhiệm và sửa chữa.
Hướng dẫn thiết lập mã vùng trồng theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV
Yêu cầu về diện tích vùng trồng
- Đối với cây ăn quả: Tối thiểu 10 ha cho diện tích vùng trồng.
- Đối với gia vị: Tùy theo diện tích thực tế của nhà kính hay nhà lưới và yêu cầu của nước nhập xuất khẩu hàng hoá nông sản.
- Các loại cây trồng khác: Tuân theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu về vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về vùng thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Những yêu cầu về sinh vật gây hại và giải pháp quản lý
Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được phát hiện thì phải thực hiện các biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Có biện pháp quản lý cụ thể đối với từng nhóm sinh vật gây hại theo mặt hàng và phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản
Vùng trồng chỉ được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
Xem thêm: Mã vùng trồng là gì? Điều kiện để cấp mã vùng trồng
Kiểm tra đánh giá mã vùng trồng như thế nào?
Tổ chức, cá nhân gửi bản công bố kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng nông sản và các thông tin cần thiết (theo mẫu của Cục Bảo vệ thực vật) đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kiểm tra, giám định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra thực địa, khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết lập mã vùng trồng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật gửi báo cáo kết quả kiểm tra vùng trồng (kèm theo biên bản kiểm tra thực địa) đến Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị cấp mã vùng trồng sản xuất nông sản nếu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn cơ bản về diện tích trồng cấp mã vùng trồng hoặc hướng dẫn khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu và kiểm tra lại.
Để đáp ứng được các doanh nghiệp trên thị thường, Giải Pháp Trí Việt cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục, quy trình cấp mã vùng trồng từng bước, bao gồm: thiết lập vùng trồng phù hợp với yêu cầu, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật. Tất cả đều được đóng gói, nhanh chóng, dễ dàng có mã vùng để xuất khẩu nông sản sang nhiều nước trên thế giới.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT
Hotline: 0905 626 090
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com