Hiện nay, thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được đặc biệt chú ý tới bởi thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường làm gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, tiêu chuẩn HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn ra đời nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Vậy Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP là gì? Điều kiện để doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Hãy cùng Giải Pháp Trí Việt tìm hiểu chi tiết nhất về tiêu chuẩn chứng nhận HACCP.
Tìm hiểu về chứng nhận HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Tiêu chuẩn chứng nhận HACCP do Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm (CODEX) ban hành lần đầu tiên vào năm 1969. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm tại Hoa Kỳ. Chứng nhận này ra đời nhằm kiểm soát các mối nguy để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó, tiêu chuẩn HACCP nhanh chóng trở thành hệ thống quản lý an toàn trong ngành thực phẩm trên thị trường quốc tế. Hiện nay, HACCP được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tiêu chuẩn HACCP được sử dụng để tạo ra hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, dựa trên các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm quan trọng trong quy trình sản xuất chế biến thực phẩm để đảm bảo chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng.
Các đối tượng cần áp dụng Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP
Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP có phạm vi tương đối rộng và quản lý chất lượng thực phẩm ở các công đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, gia súc,…
- Cơ sở doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp, khu chế xuất.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức có hoạt động liên quan đến thực phẩm.
- Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm muốn chứng minh chất lượng an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Quy trình đánh giá doanh nghiệp đạt chuẩn chứng nhận HACCP
Bước 1: Xác định phạm vi chứng nhận và tư vấn xây dựng HACCP cho doanh nghiệp.
Bước 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ cho cuộc đánh giá (Tại bước này, dịch vụ tư vấn của Giải Pháp Trí Việt sẽ hướng dẫn Quý khách một cách chi tiết nhất).
Bước 3: Đánh giá sơ bộ doanh nghiệp sản xuất để xác định mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn.
Bước 4: Đánh giá chính thức quy trình làm việc của doanh nghiệp (đánh giá tại doanh nghiệp).
Bước 5: Xem xét hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp, sửa chữa (nếu có).
Bước 6: Quyết định cấp chứng nhận HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn có giá trị trong vòng 3 năm và được giám sát hàng năm.
Bước 7: Đánh giá giám sát doanh nghiệp định kỳ, trong 3 năm tiến hành đánh giá giám sát ít nhất 2 lần. Chu kỳ đánh giá giám sát không được vượt quá 12 tháng kể từ lần đánh giá trước, nhằm đảm bảo rằng Hệ thống Quản lý An toàn Vệ Sinh Thực phẩm của bạn tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn của HACCP.
Bước 8: Doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại sau 3 năm. Sau khi hoàn thành chu kỳ 3 năm, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại, việc đánh giá sẽ diễn ra tương tự như lần đầu tiên. Giấy chứng nhận HACCP sẽ được gia hạn và tiếp tục có hiệu lực trong 3 năm tới.
Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP hiện nay
- Việc có chứng nhận tiêu chuẩn HACCP giúp Doanh nghiệp của bạn nâng cao uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng với sự chứng nhận về sự phù hợp của hệ thống HACCP bởi bên thứ ba.
- Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua khảo sát và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
- HACCP giúp Doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững thông qua việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và cộng đồng xã hội.
- HACCP sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các yêu cầu với sự kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.
- Có hệ thống HACCP, Doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí liên quan đến rủi ro thu hồi sản phẩm và bồi thường cho người tiêu dùng.
- Giảm các chi phí liên quan như tái chế và tiêu hủy sản phẩm bằng cách ngăn chặn các mối nguy về an toàn thực phẩm được phát hiện sớm.
Doanh nghiệp bạn đang cần đăng ký chứng nhận HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, hãy liên hệ dịch vụ tư vấn của Giải Pháp Trí Việt để quá trình đăng ký diễn ra nhanh nhất và hiệu quả. Hãy để Trí Việt đồng hành cùng bạn trong hoạt động kinh doanh sản xuất thực phẩm.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT
Hotline: 0905 626 090, 0934 000 545
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com