Chắc hẳn trong số mọi người đọc bài viết này đã từng nghe nhắc đến hoặc thấy trên bao bì, nhãn mác nhiều sản phẩm xuất hiện dòng chữ ” tiêu chuẩn ISO”. Nhưng bạn có hiểu tiêu chuẩn ISO là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn này.
I/ Tiêu chuẩn ISO là gì?
-ISO ( International Organization for Standardization): Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa. Tổ chức này thành lập năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, có trụ sở tại Geneva( Thụy Sĩ).
-Việt Nam tham gia vào tổ chức này vào năm 1977 và là thành viên thứ 77.
-ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu.
-Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả.
-Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.
II/ Các bộ tiêu chuẩn ISO
Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, nhưng chúng ta chỉ tìm hiểu 3 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:
- – Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.
- – Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường.
- – Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm.
1/ Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 liệt kê các khía cạnh khác nhau của quản lý chất lượng và bao gồm một số tiêu chuẩn phổ biến nhất của ISO. Các tiêu chuẩn này cung cấp sự hướng dẫn và các công cụ cho các tổ chức, công ty muốn đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và chất lượng được cải thiện một cách nhất quán.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 04 tiêu chuẩn cốt lõi:
- ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9004: 2013 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả.
- ISO 19011:2018 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý.
2/ Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn hướng tới các hoạt động về bảo vệ môi trường, gồm nhiều nội dung khác nhau như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm toán khí nhà kính.
ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :
- Hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá môi trường.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
- Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
- Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
Lợi ích của việc chứng nhận ISO 14001 :
- Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
- Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
- Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
- Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
- Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.
3/Bộ tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi