Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuất bản cuốn sổ tay “Cẩm nang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc”. Mục đích là giúp doanh nghiệp và nông dân làm quen với những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu sang nước này. Để giúp mọi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, chúng tôi sẽ chia sẻ một số cẩm nang hữu ích trong bài viết hôm nay.
Thay đổi tư duy sản xuất và xuất khẩu hàng hoá
Theo bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc nâng cao chất lượng tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc là “yêu cầu đúng đắn”. Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa vốn chưa cao như hiện nay sang sản xuất hàng hóa tập trung hiện đại.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương đến nay, chỉ có 9 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, chuối, dưa hấu và mít, măng. Việt Nam đang ưu tiên giao dịch với Trung Quốc để được phép xuất khẩu chính thức một số mặt hàng nông sản như sầu riêng, khoai lang tím, thạch đen. Một số loại trái cây khác đang áp dụng như chanh dây, bưởi, dừa, mãng cầu, roi (mận) và bơ …
Các lô hàng từ các vùng trồng trọt hoặc nhà đóng gói chưa đăng ký số vùng trồng và số nhà đóng gói với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp thuận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. .
Xuất khẩu sang biên giới lộ nhiều yếu điểm
Những điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước, nhất là hàng nông sản được Bộ Công Thương nhấn mạnh như ùn tắc hàng hóa, chậm thông quan khi có sự thay đổi về chính sách tại khu vực cửa khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ thiếu chiến lược phát triển lâu dài và trình độ chuyên môn hạn chế.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cửa khẩu đường bộ chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời theo nhu cầu và quy mô thương mại song phương. Còn việc tổ chức sản xuất, chất lượng, đóng gói sản phẩm không đảm bảo, không đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu …
Theo Bộ Công Thương, “Cẩm nang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc” sẽ làm rõ các vấn đề về thị trường Trung Quốc để giúp các địa phương, nhà sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào chuỗi giá trị nông sản… có cơ sở thông tin khi xuất khẩu vào thị trường này.
Xem thêm: Tổng cục Hải quan Trung Quốc giải đáp về Lệnh 248, 249
Doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị những gì để xuất khẩu?
Để chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp cần tuân thủ tất cả các quy định của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các quy định về thuế, phí và chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đóng gói, in nhãn mác HS code….
Khi một sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận chất lượng, nó sẽ được dán nhãn an toàn sản phẩm. Tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc phải có nhãn mác với các thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc.
Vào 1/1/2022, Trung Quốc đã bắt đầu hiệu lực của Pháp Lệnh số 248 về “Quy định đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài” và Pháp Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” của Trung Quốc.
Giải Pháp Trí Việt – Đơn vị tư vấn xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc
Công ty TNHH Tư vấn Giải pháp Trí Việt hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn đào tạo và xuất nhập khẩu tại Việt Nam, với sứ mệnh cung cấp các giải pháp liên tục tối ưu hóa năng lực và khai phá tiềm năng của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững song phương liên tục vì lợi ích và sức khỏe của cộng đồng. Trí Việt góp phần xây dựng môi trường kinh doanh Việt Nam ngày càng vững mạnh, khẳng định giá trị Việt.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về “Cẩm nang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc” thì hãy liên lạc với Giải Pháp Trí Việt để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT
Hotline: 0905 626 090, 0934 000 545
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com