Giữa giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận ISO 22000 có những điểm nào giống nhau và khác nhau? Nhằm giúp quý khách hàng phân biệt giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000, hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bài viết về chủ đề này. Cùng tham khảo nhé!
Những điểm giống nhau của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000
Nhìn chung, chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000 có các điểm tương đồng như sau:
- Đều là một trong các điều kiện với những cơ sở muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề cung ứng thực phẩm.
- Đều là loại giấy chứng nhận liên quan tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, khẳng định cơ sở đủ điều kiện theo quy định
- Đều có hiệu lực sử dụng trong vòng ba năm.
>> Xem thêm:
- Đăng ký chứng nhận lưu hành tự do CFS
- Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Hướng dẫn đăng kí mã số mã vạch
Những điểm khác nhau của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận ISO 22000
Giấy chứng nhận và chứng nhận an toàn thực phẩm và ISO 22000 đều nhằm mục đích khẳng định cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Thế nhưng, khi so sánh chi tiết thì mỗi loại giấy chứng nhận sẽ có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những điểm khác nhau của hai loại giấy chứng nhận này.
Đối tượng xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000
Muốn có thể hoạt động kinh doanh lĩnh vực cung ứng thực phẩm, cơ sở phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chứng chỉ ISO 22000. Mặc dù, chỉ có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc, còn chứng nhận ISO 22000 là tự nguyện nhưng trong vài trường hợp mà bạn vẫn nên cân nhắc làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay chứng chỉ ISO 22000 để tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như đơn giản hóa quy trình thực hiện.
Chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Đối với những cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm nói chung
Chứng chỉ ISO 22000:
- Đối với những cơ sở có kế hoạch:
- Xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài
- Cải thiện và phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Tăng vị thế thương hiệu, tạo lợi thế để cạnh tranh và nâng cao mức độ uy tín.
- Kiểm soát toàn diện các mối nguy an toàn thực phẩm
- Sản xuất những sản phẩm như: rượu, rượu ngâm, sữa, cao uống…
Cơ quan cấp chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000
Chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Tùy thuộc vào sản phẩm mà cơ quan cấp, gồm có:
- Bộ Công thương
- Chi cục ATVSTP
- Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thuỷ sản
Chứng chỉ ISO 22000:
- Tổ chức sẽ cấp chứng nhận ISO
Những quyền lợi từ chứng nhận an toàn thực phẩm, ISO 22000
Chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Đáp ứng được yêu cầu về pháp lý khi hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thực phẩm
- Căn cứ vào điều kiện mà cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy phép dựa theo yêu cầu của đơn vị/cơ sở
Chứng chỉ ISO 22000:
- Giảm chi phí, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận
- Được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và những đợt kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm
- Tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ hoặc những trường hợp khiếu nại về an toàn thực phẩm
- Chủ động kiểm soát những mối nguy về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và cung ứng
- Dùng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ vào áp dụng tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Phạm vi sử dụng của chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng nhận ISO 22000
Theo quy định, với những cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 sẽ được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ sở sẽ được xét miễn, giảm các đợt kiểm tra về vấn đề an toàn thực phẩm. Dưới đây sẽ giải thích cho bạn phần nhỏ lý do vì sao lại có quy định này. Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu được tại sao với chứng chỉ ISO 22000, cơ sở kinh doanh cung ứng thực phẩm lại được nhiều quyền lợi hơn so với giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm.
Chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Chứng nhận an toàn thực phẩm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và theo quy định của nhà nước Việt Nam
Chứng chỉ ISO 22000:
- ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế và được rất nhiều quốc gia công nhận
Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000
Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm gồm có:
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở;
- Tờ đơn đề nghị xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao công chứng của giấy phép kinh doanh;
- Bảng thuyết minh CSVC, trang thiết bị và những dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất có kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất đủ sức khỏe.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000 gồm có:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công bố về chất lượng sản phẩm;
- Hợp đồng lao động/những giấy tờ tương đương;
- Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu để chứng minh quyền sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
- Những giấy tờ, tài liệu khác tùy vào tổ chức cấp chứng chỉ ISO 22000.
Bảng tổng quan về mức độ dễ/khó khi thực hiện hai loại thủ tục này.
Nội dung |
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm |
ISO 22000 |
Chi tiết hồ sơ |
|
|
Thời gian để hoàn thành thủ tục |
|
|
Những bước thực hiện |
|
|
Trên đây là bài viết về chủ đề phân biệt giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và ISO 22000. Nếu bạn có nhu cầu chứng nhận Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế – ISO 22000 thì hãy liên hệ ngay với Giải Pháp Trí Việt để được tư vấn cụ thể nhất nhé!
Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt
Hotline: 0905 626 090
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com