Công ty TNHH tư vấn giải pháp Trí Việt

Phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000

Trong ISO 22000 có ba thuật ngữ quan trọng cần phải hiểu rõ và phân biệt để áp dụng cho chính xác đó là validation, verification và monitoring. Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000. Hãy cùng tham khảo nhé!

Phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000

Validation, Verification và Monitoring là ba khái niệm dễ gây nhầm lẫn trong ISO 22000. Nếu hiểu rõ những khái niệm này sẽ giúp cho quá trình xây dựng, sử dụng hệ thống ISO 22000 một cách thuận lợi hơn.

Phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000
Phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000

Trên thực tế, vẫn có nhiều auditor/consultant chưa nắm rõ được ba khái niệm này. Do đó, sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt Validation, Verification và Monitoring trong ISO 22000.

Validation (Xác nhận giá trị sử dụng) là gì?

Xác nhận giá trị sử dụng hay còn được gọi là validation, là bằng chứng (an toàn thực phẩm) thu được chứng tỏ rằng biện pháp kiểm soát (hoặc kết hợp của những biện pháp kiểm soát) sẽ có khả năng kiểm soát hiệu quả những mối nguy đáng kể đối với vấn đề an toàn thực phẩm.

  • Biện pháp kiểm soát những mối nguy đáng kể đối với vấn đề an toàn thực phẩm được phân làm hai loại: chương trình hoạt động tiên quyết (oPRP) và những biện pháp kiểm soát tại Điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng (hoặc xác nhận tính hiệu quả) của những oPRP và CCP trước khi hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (thời điểm thiết kế các biện pháp kiểm soát này) hoặc bất kỳ lúc nào các biện pháp kiểm soát này được thay đổi.
  • Những xác nhận giá trị sử dụng thông thường sẽ bao gồm các hoạt động như sau:
    • Tham khảo những xác nhận đã được thực hiện bởi người khác/tổ chức khác hoặc từ dữ liệu lịch sử;
    • Thử nghiệm trong phạm vi tại phòng thí nghiệm mô phỏng những điều kiện sản xuất thực tế;
    • Thu thập dữ liệu về mối nguy sinh học, hóa học và vật lý ở điều kiện hoạt động bình thường;
    • Vẽ biểu đồ từ dữ liệu đã thống kê hoặc dùng các mô hình toán học ….

Verification (Kiểm tra xác nhận/Thẩm tra) là gì?

Kiểm tra xác nhận/Thẩm tra còn được gọi là verification, là việc khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan, rằng những yêu cầu cụ thể đã được thực hiện.

  • Việc kiểm tra xác nhận sẽ được thực hiện sau quá trình hoạt động (ví dụ như là sau quá trình sấy…) nhằm xác nhận sự phù hợp hoặc sự hiệu quả của quá trình hoạt động đó (ví dụ: sau quá trình độ ẩm dưới 5%)
  • Những hoạt động kiểm tra xác nhận gồm có: thử nghiệm, quan sát, kiểm tra tài liệu/hồ sơ, đánh giá nội bộ …

>> Có thể bạn quan tâm:

Monitoring (Theo dõi) là gì?

Theo dõi còn được gọi là monitoring, là việc xác định tình trạng của một hệ thống, một quá trình hay một hoạt động.

  • Việc theo dõi sẽ được thực hiện trong quá trình hoạt động và cung cấp thông tin về hành động tại một khung thời gian cụ thể.
  • Muốn xác định tình trạng, có thể cần phải kiểm tra, quan sát hoặc theo dõi sự tuân thủ

Để hiểu rõ hơn và phân biệt được ba khái niệm bên trên, tiếp theo chúng ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể.

Ví dụ cụ thể về Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000

Trong lúc tiến hành phân tích mối nguy và xác định điểm đến hạn của quá trình chế biến nhân hạt điều: Ở giai đoạn sấy, độ ẩm sản phẩm sau sấy không lớn hơn 5% nhằm đảm bảo nấm mốc và vi sinh vật không thể sinh sôi và phát triển.

Quá trình chế biến nhân hạt điều
Quá trình chế biến nhân hạt điều
  • Muốn kiểm soát được độ ẩm ở giai đoạn này, Phòng QA phải thiết kế chế độ sấy (nhiệt độ, thời gian…) phù hợp nhất. QA có thể đưa ra nhiều chế độ sấy khác nhau và thử nghiệm những chế độ sấy này trong pham vi phòng thí nghiệm hoặc thực tế. Sau đó sẽ tiến hành test lại độ ẩm, nấm mốc, VSV và đánh giá chất lượng của sản phẩm. Quá trình này sẽ thực hiện cho tới khi chọn được một chế độ sấy tối ưu nhất (Ví dụ: thời gian 20 – 21 giờ, nhiệt độ: 80 độ C). Tiếp đó mới cho vận hành chính thức dây chuyền sấy hạt điều. Đây chính là Validation.
  • Khi đã lựa chọn được chế độ sấy tối ưu và đưa dây chuyền vào vận hành chính thức, các công nhân phải thường xuyên theo dõi những thông số về thời gian sấy, nhiệt độ… đồng thời hãy ghi chép lại hồ sơ để đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ sấy đã hoạch định. Đây chính là Monitoring.
  • Khi đã kết thúc mẻ sấy, nhân viên QC sẽ lấy mẫu để kiểm tra lại độ ẩm và kiểm tra lại hồ sơ ghi chép về theo dõi nhiệt độ, thời gian sấy ở dây chuyền nhằm đảm bảo quá trình sấy được thực hiện theo đúng hoạch định. Đây chính là Verification.

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn phân biệt Validation, Verification và Monitoring trong ISO 22000. Quý khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với Công Ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt để nhận được sự tư vấn thuận tiện, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất nhé! Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT

Hotline: 0905 626 090

Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com

Website: https://giaiphaptriviet.com