GMP là gì? GMP là tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng và bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phải tuân thủ. Vậy tiêu chuẩn GMP chính xác là gì? Vai trò và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp là gì? Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
GMP là gì?
GMP là gì? GMP là từ viết tắt của cụm từ Good Manufacturing Practices (Có nghĩa là Thực hành sản xuất tốt). Đây là tiêu chuẩn cơ bản và được coi là một trong những chương trình tiên quyết để áp dụng ISO 22000 hoặc HACCP.
Theo đó, tiêu chuẩn GMP sẽ đưa ra các yêu cầu liên quan đến mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất cũng như kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Cụ thể, tiêu chuẩn GMP sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Các yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình xử lý được mô tả rõ ràng cho từng quy trình và công đoạn (hoặc một phần của công đoạn sản xuất cụ thể).
- Hướng dẫn doanh nghiệp các thao tác, quy trình cần thực hiện ở từng công đoạn / bộ phận của công đoạn sản xuất để sản phẩm đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng và an toàn vệ sinh.
- Hướng dẫn phân công các công việc cụ thể phải thực hiện và các quy định trong việc giám sát việc thực hiện GMP.
Xem thêm: Xác định điểm kiểm soát tới hạn trong tiêu chuẩn HACCP
Vai trò và lợi ích của GMP đối với doanh nghiệp
Vai trò của GMP
Trong bối cảnh sức khỏe và sự an toàn của con người ngày càng được quan tâm, thị trường vì thế cũng có những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe đối với các sản phẩm / dịch vụ được phép lưu hành.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải được chứng nhận GMP. Vì vậy, tiêu chuẩn GMP đóng vai trò là điều kiện tiên quyết bắt buộc giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và có thể lưu hành sản phẩm của mình trên thị trường hợp pháp.
Lợi ích của GMP trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn GMP vào quá trình sản xuất sẽ thu được những lợi ích như:
- Giúp sản phẩm / dịch vụ lưu thông dễ dàng trên thị trường, dễ dàng được đối tác hoặc khách hàng chấp thuận.
- Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách tạo niềm tin từ người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Giảm chi phí sản xuất nhờ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được tiêu chuẩn hóa từ quy trình đến kiểm soát hoạt động, giảm thiểu lãng phí do đầu tư quá mức hoặc đầu tư không phù hợp.
- Giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm và tỷ lệ phản hồi tiêu cực từ khách hàng bằng cách đảm bảo sản phẩm / dịch vụ ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
- Tăng hiệu quả công việc vì nhân viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc hàng ngày.
- Đó là lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm của đối thủ, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP?
Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP là gì? Có thể thấy được, GMP đem lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Vậy phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP là gì?
Nhiều doanh nghiệp thường cho rằng GMP chỉ kiểm soát quá trình sản xuất/ chế biến thực phẩm. Thực tế, phạm vi áp dụng của GMP còn rộng hơn thế.
Mọi yếu tố hay các vấn đề có tác động tới việc vệ sinh an toàn thực phẩm đều sẽ được kiểm soát bởi GMP, bao gồm:
- Nhân sự;
- Nhà xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất;
- Trang thiết bị, máy móc;
- Vệ sinh sản xuất;
- Vệ sinh môi trường;
- Vệ sinh cá nhân;
- Quá trình sản xuất;
- Chất lượng sản phẩm khi thử nghiệm mẫu;
- Kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh;
- Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hợp lý nhất;
- Thực hiện và lưu trữ tài liệu, hồ sơ …
Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn biết nhiều hơn về GMP. Nếu bạn muốn được tư vấn rõ hơn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt.
Thông tin liên hệ Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Trí Việt:
Hotline: 0905 626 090
Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com
Website: https://giaiphaptriviet.com