Công ty TNHH tư vấn giải pháp Trí Việt

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (hay còn được gọi là FSMA) của Hoa Kỳ, được Tổng thống Obama thành lập vào ngày 4 tháng 1 năm 2011. Với mục tiêu chính là đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho người Mỹ bằng cách chuyển từ cơ chế ứng phó rủi ro sang cơ chế giám sát phòng ngừa rủi ro mà nhà sản xuất buộc phải tự đặt ra, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký cơ sở sản xuất, đăng ký đại diện tại Mỹ. DN với FDA.

Quy định đăng ký cơ sở sản xuất tại Mỹ theo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Theo FSMA, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm, bao gồm cả đồ uống và thực phẩm bổ sung, phải đăng ký với FDA tại Mỹ để lấy số nhận dạng của FDA.

Việc đăng ký luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm này có thể được thực hiện trực tuyến và miễn phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cứ 2 năm một lần, thông thường sẽ vào năm chẵn (từ 1/10 đến 31/12 của năm đó) phải gia hạn đăng ký và phải được FDA đồng ý kiểm tra.

Quy định đăng ký cơ sở sản xuất tại Mỹ theo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)
Quy định đăng ký cơ sở sản xuất tại Mỹ theo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Riêng các cơ sở sản xuất nước ngoài còn phải cử đại diện đăng ký tại Mỹ với FDA. Người đại diện có thể là một người, công ty hoặc cơ quan có trụ sở tại Hoa Kỳ đóng vai trò là đầu mối liên lạc tại chỗ, duy trì liên lạc thông suốt với FDA 24 giờ một ngày. Đồng thời còn là người phải trả lời các câu hỏi liên quan của FDA cho cơ sở xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của FDA.

Quy định Doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống phòng chống mất an toàn thực phẩm và kiểm tra cơ sở bởi FDA

Sự giám sát trước đây của FDA không làm giảm số ca ngộ độc thực phẩm hàng năm (chưa kể ngộ độc mãn tính) vì tổ chức FDA chỉ xem xét và kiểm tra các sản phẩm cập cảng để chuẩn bị nhập khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ.

Với Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA), Hoa Kỳ đã chuyển sang giám sát phòng ngừa các rủi ro về an toàn thực phẩm. Tức là doanh nghiệp phải tự nhận diện các mối nguy có thể gây mất an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất của mình. Các mối nguy hiểm bao gồm sinh học, hóa học và vật lý trong quá trình sản xuất.

Giảm nguy cơ gian lận chẳng hạn như thay thế một thành phần bằng một thành phần rẻ hơn nhưng không được cho phép. Thiết lập các biện pháp kiểm soát (còn gọi là biện pháp phòng ngừa mối nguy) các mối nguy đó. Đồng thời thiết lập các hành động khắc phục (còn gọi là biện pháp khắc phục) nếu các mối nguy nằm ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài ra, các công ty đã đăng ký luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) phải chấp nhận sự kiểm tra của tổ chức FDA. Việc từ chối quyền tiếp cận của FDA đối với hoạt động thanh tra có thể dẫn đến việc cơ sở bị đình chỉ đăng ký. Hồ sơ về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phòng ngừa của Công ty phải có sẵn trong quá trình kiểm tra của FDA.

Các đối tượng cần đăng ký Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Các quy tắc theo luật hiện đại FSMA chỉ áp dụng cho các loại thực phẩm do tổ chức FDA quản lý. Đối với các trường hợp miễn trừ do FDA quy định (sản xuất, lưu trữ và sử dụng cá nhân…), FSMA cũng không bắt buộc.

Điều đó có nghĩa là các cơ sở sản xuất và phân phối thực phẩm tại Mỹ hoặc các cơ sở xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ cần đăng ký với tổ chức FDA về thực phẩm phải tuân thủ Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA). Trong trường hợp tổ chức FDA thông báo kiểm tra cơ sở, doanh nghiệp phải chuẩn bị ít nhất 1 nhân sự đã được đào tạo chuyên nghiệp về FSMA (có chứng chỉ đào tạo).

Nếu doanh nghiệp đã đăng ký chứng nhận Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), thì FSMA cũng sẽ áp dụng cho doanh nghiệp. Xây dựng triển khai HACCP của bạn sẽ cần được cập nhật và cải tiến để hoàn toàn tuân thủ FSMA.

Xem thêm: Các giai đoạn triển khai ISO 27001

Doanh nghiệp không tuân thủ FSMA sẽ xảy ra điều gì?

Doanh nghiệp không tuân thủ FSMA sẽ xảy ra điều gì?
Doanh nghiệp không tuân thủ FSMA sẽ xảy ra điều gì?

Nếu hành vi này bị tổ chức FDA phát hiện, họ sẽ gửi thư cảnh báo và công bố rộng rãi trên trang web của họ. Những người vi phạm có thời gian để tuân thủ FSMA như thư cảnh báo và FDA sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất để đảm bảo mọi thứ đều tuân thủ FSMA.

Tổ chức FDA có thể ban hành lệnh thu hồi thực phẩm nếu tình trạng ô nhiễm do sản phẩm lan rộng. Nếu mối nguy đủ lớn, FDA có thể thu giữ mặt hàng thực phẩm bị ô nhiễm, thậm chí bắt giữ các bên chịu trách nhiệm, tiến hành kiểm tra toàn diện các hoạt động của công ty hoặc thậm chí đình chỉ đăng ký Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) (có thể dẫn đến đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn).

Trên đây là những chia sẻ thông tin chi tiết của Giải Pháp Trí Việt về luật FSMA. Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, những người quan tâm đến an toàn thực phẩm… hiểu rõ hơn về Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT

Hotline0905 626 0900934 000 545

Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com

Website :  https://giaiphaptriviet.com

Tin tức mới nhất