Công ty TNHH tư vấn giải pháp Trí Việt

Chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01:2017/BCT

Chính thức từ ngày 1 tháng 5 năm 2018 về việc áp dụng quy định của Bộ Công Thương, sản phẩm dệt may phải công bố tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam để được chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01:2017/BCT. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và khá hoang mang vì chưa xác định được sản phẩm của mình có thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mới này hay không?

Trong bài viết dưới đây, Giải Pháp Trí Việt sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mọi thông tin liên quan đến chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01:2017/BCT mới nhất.

Chứng nhận hợp quy quần áo có yêu cầu bắt buộc hay không?

Ngày  23 tháng 10 năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành nghị định Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các axit amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm quần áo may mang số QCVN 01/2017/BCT. Vì vậy, hoạt động chứng nhận hợp quy cho hàng dệt may là yêu cầu bắt buộc trong thị trường Việt Nam.

Chứng nhận hợp quy quần áo có yêu cầu bắt buộc hay không?
Chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01/2017/BCT có yêu cầu bắt buộc hay không?

Vậy, thế nào là chứng nhận hợp quy quần áo?

Chứng nhận hợp quy quần áo là việc đánh giá kiểm soát quá trình sản xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm, so sánh theo quy chuẩn nghị định QCVN 01/2017/BCT để đưa ra kết luận sản phẩm quần áo đạt hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nếu đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy theo QCVN 01/2017/BCT và gắn dấu hợp quy CR.

Đối với các đơn vị sản xuất hàng dệt may trong nước, các tổ chức thẩm quyền sẽ đến tận nhà máy để đánh giá và lấy mẫu kiểm tra công bố hợp quy. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu quần áo, tổ chức thẩm quyền sẽ đánh giá sự phù hợp của quần áo và lấy mẫu tại cảng hoặc kho hàng.

Những sản phẩm quần áo cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT

Theo quy định tại Thông tư nghị định 21/2017/TT-BCT và Quy chuẩn Việt Nam 01/2017/BCT, tất cả các sản phẩm quần áo đều phải chứng nhận hợp quy chất lượng. Các sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy (dấu chứng nhận CR) và phải được công bố hợp quy tại Sở Công Thương Việt Nam.

Để biết rõ sản phẩm quần áo cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT hãy liên hệ với Giải Pháp Trí Việt theo hotline 0905 626 090 hoặc 0934 000 545 để được tư vấn cụ thể.

Phạm vi nào cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, may dệt, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp may mặc từ nhỏ đến doanh nghiệp lớn đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm quần áo ra thị trường.

Xem thêm: Chứng nhận Hợp quy Thức ăn Chăn nuôi – Thuật ngữ và phạm vi áp dụng chứng nhận 

Các yêu cầu khi chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT

Mức yêu cầu về hàm lượng chất formaldehyt. Hàm lượng chất formaldehyde trong quần áo và các sản phẩm dệt may không được vượt quá giá trị được quy định như sau:

  • Quần áo trẻ em dưới 36 tháng tuổi được quy định hàm lượng formaldehyde tối đa 30 mg/kg
  • Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da được quy định hàm lượng formaldehyde tối đa 75 mg/kg
  • Quần áo khác được quy định hàm lượng formaldehyde tối đa 300 mg/kg
Các yêu cầu khi chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT
Các yêu cầu bắt buộc khi chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT

Mức giới hạn hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo: Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg

Quy trình đăng ký chứng nhận hợp quy quần áo Việt Nam

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy quần áo: Doanh nghiệp sản xuất cung cấp thông tin về doanh nghiệp sản xuất và sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy.

Bước 2: Ký hợp đồng và báo giá: Tổ chức thẩm quyền sẽ báo giá và ký hợp đồng chứng nhận với doanh nghiệp,

Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận hợp quy trang phục và lấy mẫu kiểm nghiệm: Các chuyên gia thẩm quyền sẽ đánh giá tiêu chuẩn tại nhà máy (đối với đơn vị sản xuất, chứng nhận theo PT5) và tại cảng hoặc tại kho (đối với người nhập khẩu, xác nhận theo PT7). Sau khi đánh giá xong, tổ chức đánh giá sẽ tiến hành thử nghiệm sản phẩm.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01:2017/BCT: Sau khi có kết quả đánh giá, thử nghiệm đạt yêu cầu theo QCVN 01/2017/BCT, doanh nghiệp sẽ được tổ chức thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy và dán tem hợp quy sản phẩm.

Bước 5: Công bố hợp quy chứng nhận quần áo: Tổ chức thẩm quyền Việt Nam sẽ hướng dẫn doanh nghiệp công bố hợp quy tại Sở Công Thương.

Hy vọng với những thông tin về Chứng nhận hợp quy quần áo theo QCVN 01:2017/BCT sẽ giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về sản xuất quần áo Việt Nam. Nếu cần thêm thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0905 626 090 – 0934 000 545 hoặc để lại thông tin Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com bộ phận hỗ trợ 24/7 của Giải Pháp Trí Việt luôn sẵn sàng trợ giúp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT

Hotline0905 626 0900934 000 545

Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com

Website :  https://giaiphaptriviet.com

Tin tức mới nhất