Công ty TNHH tư vấn giải pháp Trí Việt

Việc Quản lý An Toàn Thực Phẩm Xuất nhập khẩu 2023

Khi thực hiện dịch vụ thông quan hàng hóa, có rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ các quy định về việc quản lý An Toàn Thực Phẩm Xuất nhập khẩu. Nhằm đảm bảo hoạt động thương mại xuất nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc được bình thường hóa sau thông báo mới nhất Lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan có hiệu lực.Trong bài viết hôm nay, Giải Pháp Trí Việt xin thông báo các vấn đề liên quan đến đăng ký và quản lý An Toàn Thực Phẩm Xuất nhập khẩu nước ngoài như sau:

Quy định Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm.

Quy định Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu
Quy định Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Khẩu 2023

Những cơ sở không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sơ chế nhỏ; kinh doanh bán lẻ thực phẩm; kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP, ISO 22000, HACCP, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

Phân công trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Đối với cơ sở doanh nghiệp sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của 2 cơ quan quản lý nhà nước trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý. Đối với cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh nhiều loại thực phẩm chịu sự quản lý của hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, doanh nghiệp được lựa chọn một cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện thủ tục hành chính.

Yêu Cầu Quản lý An Toàn Thực Phẩm Theo Lệnh 249

Lệnh 249 (các phương pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất khẩu) của Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2022 .Trong đó, đáng chú ý có vấn đề khuyến cáo doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Đối với Lệnh 249, cơ quan Hải quan Trung Quốc đưa ra 6 yêu cầu cụ thể như đánh giá hợp quy. Nghĩa là hệ thống đánh giá ATTP của Việt Nam và Trung Quốc giống nhau thì sẽ công nhận lẫn nhau, lần đầu tiên chính thức nghiệm thu phương án đánh giá trực tuyến; yêu cầu cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm sản xuất; thay đổi yêu cầu ghi nhãn; đưa ra các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu đối với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia.

Xem thêm: Giới thiệu về Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc GACC năm 2023

Doanh nghiệp cần nắm bắt rõ về pháp lệnh 248 và lệnh 249

Bộ Công Thương cho rằng, Lệnh 249 thuận lợi cho các Bộ và ngành vì không phải sang Trung Quốc đàm phán, không phải đón các đoàn chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra doanh nghiệp trong nước trước khi xuất nhập khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc có vấn đề gì thì sẽ được phía Trung Quốc trực tiếp tìm hiểu và phỏng vấn.

Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ về Lệnh 248 và Lệnh 249 – Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu để hiểu các quy định của Trung Quốc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ bị tạm dừng xuất khẩu hàng hoá.

Những điều cần lưu ý về lệnh 249 - Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu
Những điều cần lưu ý về lệnh 249 – Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Khẩu

Do đó, quy định này một mặt sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, áp lực đối với doanh nghiệp là rất lớn trong tổ chức sản xuất và cần tìm hiểu các quy định pháp luật về ATTP của thị trường. Trường Trung Quốc.

Những điều cần lưu ý về lệnh 249 – Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu

Đối với thay đổi về yêu cầu ghi nhãn, theo quy định tại Lệnh 249 thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp và các thông tin liên quan lên bao bì. Ngoài ra, mã này không được cắt và dán mà phải được in trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài bao bì cho đến phần nhỏ nhất không thể chia cắt của bao bì.

Đáng chú ý, mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, khi xuất khẩu hàng hoá bao bì bên ngoài của sản phẩm phải có nhãn hiệu mạnh mẽ, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung/tiếng Anh hoặc bằng tiếng Trung và quốc gia xuất khẩu.

Nếu như bạn đang cần xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với Giải Pháp Trí Việt chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành việc xây dựng hệ thống ATTP xuất khẩu sang Trung Quốc một cách hiệu quả.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRÍ VIỆT

Hotline0905 626 0900934 000 545

Địa chỉ: 496/1/4B Dương Quảng Hàm, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Email: yen.nt@giaiphaptriviet.com

Websitehttps://giaiphaptriviet.com